Thứ sáu, 29/3/2024 17:41:01 (GMT+7)
Quảng cáo
Tin tức chung
Giá gạo tăng 70% đẩy lạm phát lại châu Á tăng cao
Thứ hai, 25/7/2011 7:46:00 AM

Thực đơn hàng ngày của người dân châu Á ngày càng đắt đỏ do giá các loại thực phẩm thiết yếu như gạo, thịt, đến các loại gia vị như hành, tỏi đều tăng giá, khiến những nhà làm chính sách tại khu vực này đối mặt với nhiều thách thức để đối phó với lạm phát.

 

Giá thịt lợn đã tăng 57% trong tháng 6 tại Trung Quốc, khiến thủ tướng Ôn Gia Bảo phải chính thức tuyên bố ưu tiên hàng đầu của nước này hiện là kiềm chế lạm phát, ngay cả khi tăng trưởng chậm lại. Gạo, loại lương thực thiết yếu cho hơn một nửa dân số thế giới, đã tăng khoảng 70% trong năm vừa qua. Tại các nước phát triển, thực đơn phong phú và tương đương sức mua lớn hơn đối với các sản phẩm tiêu dùng ngoài thực phẩm giúp người dân các nước này ít bị tổn thương hơn trước sự tăng giá của lượng thực, thực phẩm.

Theo Rabobank, thực phẩm chiếm đến hơn 30% trong gói hàng hoá tính chỉ số lạm phát trung bình tại châu Á, so với mức 15% tại châu Âu và dưới 10% tại Mỹ. Sự nhạy cảm của các nền kinh tế châu Á trước mỗi lần tăng giá thịt và rau quả, nghĩa là những nhà làm chính sách tại các quốc gia mới nổi này phri tăng lãi suất cao hơn lạm phát khi giá nông sản toàn cầu vọt cao.

Theo ông Song Seng Wun, nhà kinh tế học tại CIMB Research Pte, Singapore, chuyên phân tích các nền kinh tế châu Á trong hơn hai thập kỷ qua cho biết, người dân châu Á không thể thay đổi thực đơn chỉ trong một đêm và tất cả những gì chính sách tiền tệ có thể làm là nỗ lực không để diễn ra tình trạng gián đoạn cung trên diện rộng.

Ấn Độ đã phải mua hành từ nước đối thủ Pakistan trong năm nay và Indonesia cho biết những người có thói quen sử dụng gia vị tại nước này đang phải tự trồng ớt do thiếu hụt nguồn cung đẩy giá tăng quá cao. Tại châu Á, châu lục chiếm 60% dân số toàn cầu, tỷ trọng của thực phẩm trong các chỉ số giá tiêu dùng biến động từ khoảng mức 45% tại Philippines và Ấn Độ, đến khoảng hơn 30% tại Trung Quốc và khoảng 10% tại Hàn Quốc.

Dự báo của ADB

Theo Yao Xianbin, giám đốc điều hành của Cơ quan phát triển bền vững khu vực tại ADB, đối với những nước thu nhập thấp, chi tiêu cho thực phảm thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong gói tiêu dùng. Trong khi đó, tỷ trọng này tại các nước giàu hơn đang suy giảm.

Ngoài các nước châu Á, hiện Mexico cũng đã phải đối mặt với những thách thức về việc thực đơn tương đối hạn chế do giá bánh tortilla, một loại thực phẩm phổ biến trong thực đơn của nước này, tăng giá vào năm 2007 đã làm giảm giá trái phiếu và đồng peso của nước này. Tổng thống Felipe Calderon đã phải ấn định giá cho các nhà sản xuất bánh tortilla và ngân hàng trung ương nước này phải tăng lãi suất vào năm 2008 ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra.

Chi phí thực phẩm tăng lại mang lại lợi ích cho một số công ty thực phẩm châu Á. Chỉ số thực phẩm châu Á Thái Bình Dương của Bloomberg bao gồm 50 loại cổ phiếu đã tăng khoảng 8% vào năm 2011, trong khi đó, chỉ số MSCA châu Á đã giảm 0,6%. Giá thịt lợn tăng giúp tăng doanh thu của các nhà sản xuất như Henan Chuying Agro-pastoral Co tăng 17% trong năm nay.

Tiêu dùng thịt lợn phổ biến

Tại Trung Quốc, giá thịt lợn tăng đã đóng góp đến 20% trong mức tăng lạm phát chung trong tháng 7. Theo USDA, mỗi người dân Trung Quốc trung bình tiêu thụ khoảng 38,8 kg thịt lợn trong năm 2011, so với 9,6 kg thịt gà và 4 kg thịt bò.

Lạm phát đã vượt ngưỡng 4%/tháng theo mục tiêu của chính phủ Trung Quốc cho năm 2011 khi chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2010, mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm qua. Nước này đã tăng lãi suất cho vay 5 lần kể từ giữa tháng 10/2010. Trung Quốc sẽ đầu tư nghiên cứu cách sản xuất lợn để giúp ổn định chi phí.

Giá tăng cao kỷ lục

Giá thực phẩm toàn cầu đã gần chạm mức kỷ lục trong tháng 6 khi giá đường, thịt và các sản phẩm bơ sữa đồng loạt tăng. Chỉ số gồm 55 loại thực phẩm theo tính toán của UN đã tăng lên mức 233,8 trong tháng 6, từ mức 231,4 trong tháng 5. Chỉ số này đã tăng lên mức cao chưa từng có 237,7 trong tháng 2.

Giá ớt tại Indonesia đã tăng 5 lần trong năm ngoái, khiến giá loại gia vị này trở nên đắt đở hơn cả thịt bò. Bộ trưởng bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết từ đầu năm 2011, chính phủ nước này sẽ phân phối hạt ớt cho 100 ngàn hộ dân để họ tự cung tự cấp ớt cho tiêu dùng. Ngân hàng trung ương từ Indonesia đến Thái Lan và Malaysia đều tăng lãi suất trong tháng 2.

Tại Ấn Độ, giá hành đã từng có lúc trở thành một vấn đề của bầu cử. Ngân hàng trung ương Ấn Độ đã tăng lãi suất 10 lần kể từ đầu năm 2010. Nước cung cáp hành lớn thứ hai thế giới này cho biết sẽ phải nhập khẩu hành và ra lệnh cấm xuất khẩu sau khi mưa lớn triền mien gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng và đẩy giá hành tăng cao.

Khoảng 42% hộ gia đình tại Ấn Độ là những người ăn chay và phụ thuộc vào các loại đậu cho thực đơn hàng ngày. Theo Shubhada Rao, kinh tế trưởng ngan hàng Yes Bank Ltd tại Mumbai, một phần trong lạm phát lương thực tại nước này là do giá các loại đậu tăng cao. Đây là một đặc điểm đặc thù của nước này và do vậy, khi có sự gián đoạn nguồn cung tại Ấn Độ, nguồn cung các mặt hàng này trên thế giới cũng sẽ thiếu hụt.

Lạm phát giá lương thực tăng nhanh lên mức 8,31% trong tuần kết thúc vào ngày 2/7. Chỉ số bán buôn tham chiếu của nước này đã tăng 9,44% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm 2010, sau khi tăng 9,06% trong tháng 5.

Kim Dung AGROINFO

Theo Bloomberg

Chia sẻ với bạn bè qua:
Hình ảnh hoạt động
Tổng kho Tân Hà Nhà máy cao su Nhà máy gạo
Thông tin hỗ trợ
Số điện thoại:
(+84)276 3764063

Chat with (+84)276 3764063 Chat with (+84) 933705607