Theo Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL thuộc Trường Đại học Cần Thơ, lợi nhuận bình quân của người dân trồng lúa chỉ tương đương 316.250 đồng/người/tháng.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng gạo hàng hóa đáp ứng xuất khẩu năm 2011 có thể đạt 7 triệu tấn và tồn kho chuyển sang 2012 ở mức 1 triệu tấn. Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2011 đã đạt mức kỷ lục mới trong năm liên tiếp, với sản lượng 3,912 triệu tấn, trị giá 1,847 tỉ USD; tăng 17,57% về lượng và tăng 24,71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. VFA dự kiến trong quý III/2011 sẽ xuất 1,9 triệu tấn; quý IV/2011 xuất 1,2 triệu tấn… Đây là thành công lớn của ngành lúa gạo Việt Nam. Tuy nhiên, trong chuỗi giá trị hạt gạo xuất khẩu, lợi ích của người trực tiếp làm ra hạt lúa vẫn chưa được chú trọng…
ĐBSCL có tổng diện tích sản xuất lúa đạt 3,8 triệu ha/năm với sản lượng hơn 20 triệu tấn/năm. Đặc biệt, nông dân ĐBSCL làm ra 95% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, đưa Việt Nam giữ vững ngôi vị là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới suốt nhiều năm liền. Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2011 đã đạt mức kỷ lục mới trong năm liên tiếp, với sản lượng 3,912 triệu tấn, trị giá 1,847 tỉ USD; tăng 17,57% về lượng và tăng 24,71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. với kết quả này và những dự báo tăng trưởng về sau, các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng: Việt Nam có thể sẽ vượt Thái Lan trong 10 năm tới, vươn lên ngôi vị số 1 thế giới về xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, vấn đề đang “nóng” hiện nay là việc phân chia lợi ích trong chuỗi giá trị lúa gạo không hợp lý. Sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhưng thu nhập người trồng lúa vẫn thấp, thuộc loại nghèo nhất. Theo Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, thuộc Trường Đại học Cần Thơ, lợi nhuận bình quân của người dân trồng lúa chỉ tương đương 316.250 đồng/người/tháng. Trong khi ngưỡng nghèo hiện nay là 400.000 đồng/người/tháng. Kết quả so sánh mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội của hạt lúa từ ĐBSCL của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy các nhiệm vụ: ổn định lương thực quốc gia, cải thiện quan hệ quốc tế, khắc phục thiên tai, phát triển giao thương quốc tế... đạt từ 6 -10 điểm. Tuy nhiên, nhiệm vụ cải thiện thu nhập của nông dân trồng lúa chỉ đạt 5 điểm; cao 1 điểm so nhiệm vụ giảm tác động môi trường (4 điểm), đứng cuối bảng. Trước thực trạng này, nhiều ý kiến băn khoăn khi Thái Lan đang tập trung giảm sản lượng gạo chất lượng thấp và chú trọng vào gạo chất lượng cao thì ta vẫn chạy theo số lượng. Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, Phó giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nhận định: Trong tương lai việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp không ít thách thức. 70% thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam là cấp thấp, tập trung ở châu Á và châu Phi. Gạo Việt Nam chưa có thương hiệu, không có chỉ dẫn địa lý và rất ít doanh nghiệp cung ứng cho các phân khúc thị trường chất lượng cao. Vì thế, giá bán gạo Việt Nam thường xuyên thấp hơn sản phẩm của 2 đối thủ là Mỹ và Thái Lan từ 80-100 USD/tấn. Xuất khẩu gạo đa phần theo định kỳ mà không theo dự báo thị trường dẫn đến thất thoát về giá trị. Thị trường xuất khẩu lớn của gạo Việt Nam ở châu Á là Philippines, Indonesia... Tuy nhiên, Philippines và Indonesia đang có chính sách phát triển lúa gạo. Campuchia và Myanmar sẽ là đối thủ cạnh tranh gay gắt với Việt Nam trên thị trường xuất khẩu gạo cấp thấp trong thời gian tới.
Việc lúa gạo Việt Nam thua kém Thái Lan về chất lượng suốt thời gian dài là vì chưa có vùng nguyên liệu đủ lớn để có thể chủ động về sản lượng xuất khẩu. Thực trạng sản xuất lúa gạo hiện nay ở ĐBSCL chủ yếu dưới hình thức nhỏ lẻ, manh mún theo quy mô gia đình, thiếu liên kết. Tình trạng này cản trở rất nhiều đến việc áp dụng cơ giới hóa, phát triển sản xuất lúa tập trung gắn với chế biến; khó áp dụng công nghệ nhằm tăng năng suất, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng. Đặc biệt là thất thoát sau thu hoạch rất lớn, khoảng 13,7%, tương đương 635 triệu USD/năm, tác động lớn đến nhập của người trồng lúa...