Một liên minh quốc tế với 22 viện nghiên cứu từ Đức, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Anh, Bulgaria và Tây Ban Nha sẽ tham gia vào dự án nghiên cứu mới có tên LEGATO.
LEGATO – ra mắt vào ngày 14/6/2011 tại Penang, Malaysia - là công cụ đánh giá rủi ro và cơ hội đối với cường độ sử dụng đất và công nghệ sinh thái trong việc tưới tiêu được dựa trên hệ thống sản xuất – nhằm đẩy mạnh phát triển lâu dài bền vững đối với tưới tiêu ruộng lúa, chống lại những rủi ro phát sinh từ nhiều khía cạnh của thay đổi toàn cầu.
Dự án sẽ được điều phối bởi Josef Settele thuộc Helmholtz – Trung tâm nghiên cứu môi trường – UFZ, Đức, dẫn đầu một nhóm với hơn 60 nhà sinh thái, khoa học xã hội, kỹ sư và nông học. Dự án có tổng kinh phí 7,5 triệu euro được cấp bởi BMBF (Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Liên bang Đức), chương trình nghiên cứu về Quản lý đất đai bền vững.
Mục tiêu chính là soạn thảo và thử nghiệm các nguyên tắc áp dụng chung trong khuôn khổ công nghệ sinh thái – kỹ thuật mới nổi, liên quan đến thiết kế, giám sát và xây dựng hệ sinh thái. Công nghệ sinh thái nhằm tối đa hóa các dịch vụ hệ sinh thái thông qua các quy chế khai thác thiên nhiên thay vì né tránh chúng.
Kế hoạch dự án sẽ xác định sự phụ thuộc của các chức năng hệ sinh thái và các dịch vụ mà họ tạo ra trong hệ thống nông nghiệp tại 3 quốc gia Đông Nam Á: Malaysia (Đề án thủy lợi Muda), Việt Nam ( Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam và Lưu vực sông Hồng) và Philippines (dọc theo lát cắt từ miền Bắc đến miền Trung Luzon).
Theo Cafef